Chuyển đến nội dung chính

Biểu hiện của bệnh nấm móng và cách điều trị

Bệnh nấm móng là một trong những bệnh da liễu thường gặp trpng đời sống nhất là những người lao động chân tay và thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước bẩn, hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác ... Bệnh nấm móng làm cho các móng tay chân bị sần sùi biến dạng và gây khó chịu cho người bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến công việc hàng ngày. Để giúp bạn đọc hiểu thêm vè bệnh nấm móng sau đây chúng tôi sẽ nêu ra những biểu hiện thường gặp của bệnh nấm móng và cách điều trị bệnh nấm móng hiệu quả nhất

Bệnh nấm móng


Những biểu hiện của bệnh nấm móng

Thông thường, nấm móng là do các loại nấm T.mentagrophytes, T.rubrum và nấm Candida albican gây bệnh. Bệnh nấm móng có thể bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay hoặc móng chân.

Bệnh nấm móng sẽ làm móng bị phá hủy xấu xí, có khi có mụn mủ, đau và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh nấm móng sẽ phá hủy các móng tay, chân, khiến móng mủn, dễ gãy và mất thẩm mỹ

Ngoài ra, nấm móng sẽ khiến móng bị mủn, dễ gãy, có thể lan ra nhiều ngón khác. Khi viêm vùng chân móng sẽ rất đau, sưng đỏ, có mủ và ngứa nhiều vùng quanh móng.

Khi thấy những triệu chứng của bệnh nấm móng, người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên môn.
>> Nguyên nhân gây nấm móng

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nấm móng

Phòng ngừa

 Đối với người chưa mắc nấm móng, cần thực hiện theo những cách sau để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh:
  • Luôn giữ móng chân, tay ngắn, khô và sạch. Tránh ngâm chân tay trong thời gian dài dưới nước.
  • Đi tất thích hợp bằng loại sợi tổng hợp thoáng ẩm giúp giữ chân khô ráo.
  • Giữ móng tay, móng chân luôn khô ráo, sạch sẽ là cách phòng tránh nấm móng hiệu quả
  • Không đi chân đất ở nơi công cộng cũng là cách để phòng tránh nấm móng.
  • Luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ, cắt tỉa móng chân, tay thường xuyên.
  • Tránh sử dụng những xà phòng chữa chất tẩy rửa mạnh, cần đeo găng tay chân bảo hộ khi làm việc trong môi trường ẩm ướt, nước bẩn, hóa chất độc hại.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả để tăng cường vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho da, cho móng tay, chân luôn khỏe mạnh.
Điều trị bệnh nấm móng

Bệnh nhân mắc bệnh nấm móng nên tới trực tiếp bệnh viện có chuyên khoa Da liễu, các bác sĩ sẽ giúp cạo vùng mòng bị bệnh để lấy mẫu đem soi dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy nhằm phát hiện loại nấm gây bệnh. Căn cứ vào căn nguyên gây bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chữa bệnh nấm móng hiệu quả

Bệnh nấm móng rất dễ tái phát do đó cần phải điều trị triệt để, đúng phương pháp. Hiện nay, các loại thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân được sử dụng để điều trị nấm móng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị bệnh tại nhà. Việc dùng không đúng thuốc và không đủ liều lượng sẽ làm bệnh tiến triển phức tạp, khó điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị bệnh nấm móng của bác sĩ để loại bỏ sớm mầm bệnh.

Để phòng ngừa không cho nấm móng tái phát, người bệnh cần chú ý giữ móng tay, móng chân luôn khô ráo. Cần hạn chế tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như xà bong, nước rửa chén. Nếu tiếp xúc thì cần đeo găng tay, dụng cụ bảo bộ để tránh bệnh nấm móng tái phát.

Điều trị bệnh nấm móng cần phải đúng phương pháp và có cách chăm sóc móng phù hợp. Chính vì thế người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe !

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng quan bệnh nấm móng tay chân

Bệnh nấm móng tay chân là một tình trạng phổ biến mà bắt đầu là một đốm trắng hoặc màu vàng bên dưới chóp của móng tay hoặc móng chân của bạn. Khi nhiễm nấm đi sâu hơn, nấm móng tay có thể gây ra móng tay của bạn để mất màu, dày lên và sụp đổ ở cạnh. Nó có thể ảnh hưởng đến một vài móng tay nhưng thường không phải tất cả trong số họ. Nếu tình trạng của bạn là nhẹ và không làm phiền bạn, bạn có thể không cần điều trị. Nếu nấm móng của bạn là đau đớn và đã gây ra móng tay dầy, bước tự chăm sóc và thuốc có thể giúp đỡ.Nhưng ngay cả khi điều trị bệnh nấm thành công, nấm móng tay thường trở lại. Nấm móng tay cũng được gọi là nấm móng (on-ih-koh-my-KOH-sis) và nấm da unguium. Khi nấm lây nhiễm các vùng giữa các ngón chân và da chân của bạn, nó được gọi là vận động viên của bàn chân (nấm da pedis). Các triệu chứng bệnh nấm móng Bạn có thể có nấm móng tay - hay còn gọi là nấm móng (on-ih-koh-my-KOH-sis) - nếu một hoặc nhiều móng tay của bạn là: dày Giòn, crumbly, nát Méo hình Xỉn, không có bó

Chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc đông y

Trong  những căn bệnh về da liễu bệnh á sừng là một trong những căn bệnh dai dẳng và khó chữa nhất. Cho đến nay các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh á sừng là gì và việc điều trị bệnh á sừng theo Tây y chủ yếu là điều trị theo triệu chứng không trị được căn nguyên gây bệnh nên bệnh cứ tiếp tục tái phát và đeo bám dai dẳng. Chữa bệnh á sừng bằng đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn trong thời gian gần đây, trong đông y có lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh á sừng khá hiệu quả tuy nhiên việc điều trị hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Sau đây là một số bài thuốc đông y kết hợp dùng ngoài và dùng trong chữa bệnh á sừng Bài thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả bằng đông y Thuốc uống trong Thành phần: Thảo dược ô rô, phật phà, tang diệp…được cô thành dạng cao. Thuốc Đông y chữa bệnh á sừng Tác dụng: – Tăng cường công năng khử độc của gan, thải độc của thận. – Mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, giúp cho vùng da không bị kích ứng, phù nề, rịn nước…

4 Mẹo trị bệnh vẩy nến hiệu quả

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da phức tạp, do tình trạng rối loạn tự miễn dịch tái phát gây nên các triệu chứng bệnh vẩy nến điển hình như: ngứa, da bong vẩy trắng, dày sừng..... Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh dứt điểm nhưng cần tìm kiểm phương pháp điều trị hiệu quả để giảm bớt các dấu hiệu khó chịu mà bệnh gây ra. Dưới đây là 6 mẹo trị bệnh vẩy nến hiệu quả có thể giúp bạn đẩy lùi bệnh như: Mẹo trị bệnh vẩy nến hiệu quả  1. Chế độ dinh dưỡng tốt Bạn nên  bổ sung chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh vẩy nến từ bên trong. Dầu cá, vitamin D , cây kế sữa , dầu hoa anh thảo đã được báo cáo để giúp một số bệnh . Điều quan trọng là chỉ uống bổ sung mà không can thiệp với điều kiện tồn tại từ trước hoặc có tác dụng phụ có hại. Dầu cá bôi trực tiếp lên da cũng đã được biết đến để làm việc tốt cho một số. Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong việc quản lý bệnh vẩy nến . Loại bỏ thịt và chất béo thực phẩm màu đỏ có hiệu quả đối với một số . Các vẩy nến học q