Chuyển đến nội dung chính

Cách làm giảm sự khó chịu do bệnh á sừng

Diễn đàn chữa khỏi bệnh da liễu - Tôi mắc phải bệnh á sừng toàn thân đã hơn 4 năm nay, đã đi nhiều thầy thuốc chữa trị nhưng không khỏi hẳn, sau một thời gian bệnh lại tái phát khiến tôi rất đau đớn và khó chịu, những lúc bệnh tái phát tôi không làm được gì cả, có cách nào làm giảm đi khó chịu và đau đớn khi bệnh tái phát không mong bác sĩ giải đáp giúp tôi

- Nguyễn Văn Bá - Lào Cai -



Để giải đáp câu hỏi của bệnh nhân sau đây là câu trả lời của bác sĩ Vũ Thị Phượng khoa da liễu bệnh viện da liễu trung ương về vấn đề này:

Bệnh á sừng là một bệnh da liễu mãn tính và khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ, bệnh nhân mắc bệnh này rất đau đớn và khó chịu.

Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy. Để điều trị bệnh á sừng hiệu quả và để bệnh không tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện một số điều như sau: tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng. Không nên ngâm rửa tay chân nhiều nhất là nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn. Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giày dép da. Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân.

Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn. Không được tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị vì thuốc điều trị bệnh da liễu có nhiều tác dụng phụ, dùng không đúng sẽ lợi bất cập hại. Ngoài ra, bạn nên kiên trì phòng tránh và tăng cường các thức ăn bổ dưỡng cho da.


Và cuối cùng tôi khuyên bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được khám và có phát đồ điều trị hiệu quả nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh !

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh viêm da tiếp xúc là bệnh gì ?

Bệnh viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da do tiếp xúc với các hóa chất, côn trùng, cây cỏ có thể gây dị ứng và kích ứng da khiến da mẩn đỏ phát ban và ứ nước bên trong rất ngứa và khó chịu. Bệnh này rất hiếm khi lây lan và không đe dọa nhiều đến sức khỏe và tính mạng. Để bạn hiểu hơn về căn bệnh này cùng cách nhận biết và điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả nếu không may gặp phải bài viết này diễn đàn chữa khỏi bệnh da liễu sẽ cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức về căn bệnh này Cách nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc Biểu hiện của phản ứng là da bị viêm đỏ, chảy nước, sưng và ngứa nhiều tại chỗ tiếp xúc. Phản ứng của da có thể xảy ra trong lần tiếp xúc lần đầu, nhưng thông thường chúng xuất hiện sau những lần tiếp xúc cách quãng và từ 5-7 ngày sau lần tiếp xúc ban đầu gồm cá triệu chứng như Nổi ban đỏ hoặc da gà.  Ngứa, có thể nặng.  Các điểm thoái lui khô màu đỏ.  Mụn nước và chất lỏng thoát từ da liên quan đến trường hợp nặng.  Phát ban da giới hạn ở những khu vực tiếp xúc.  Đau rát

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh chàm eczema

Các triệu chứng của Eczema Các triệu chứng của bệnh chàm thường khác nhau ở mỗi người. Phát ban thậm chí có thể trông khác hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể của bạn theo thời gian. Nó có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Nói chung, những người có triệu chứng eczema bị khô da, nhạy cảm. Eczema còn nổi tiếng với ngứa dữ dội của nó. Các ngứa có thể xấu như vậy mà bạn làm xước da của bạn cho đến khi nó chảy máu, có thể làm phát ban của bạn thậm chí còn tồi tệ hơn, dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn và ngứa. Điều này được gọi là chu kỳ ngứa trầy xước. Bạn có thể có lần khi pháo sáng eczema và thời gian của bạn khi làn da của bạn là rõ ràng. Mặc dù bạn có thể gặp một số hoặc tất cả các triệu chứng eczema, chẩn đoán của bệnh chàm có thể chỉ được thực hiện bởi bác sĩ. Nguyên nhân của bệnh chàm eczema Các nguyên nhân chính xác của bệnh chàm là chưa biết. Bạn có thể có được thừa kế một xu hướng cho eczema. Bạn có thể có một thành viên gia đình những người có bệnh chàm hoặc những n

Tác dụng và cách trị rụng tóc từ dầu oliu

Hầu hết mọi người đều thích có một mái tóc dày đẹp. Tuy nhiên, những thay đổi nội tiết tố, một số thuốc, nhuộm tóc thường xuyên, thay đổi kiểu tóc, thiếu ngủ, thói quen lối sống, ô nhiễm, chế độ ăn uống nghèo, vấn đề di truyền, stress, lão hóa, vv có thể đóng một vai trò quan trọng dẫn đến rụng tóc. Cách tốt nhất để điều trị rụng tóc là để chống lại các tác động của hóa chất mạnh bằng cách sử dụng biện pháp tự nhiên, dầu ô liu là một trong những tốt nhất. Tác dụng đối với tóc của dầu oliu Dầu ôliu cản trở việc sản xuất hormone DTH đó là chịu trách nhiệm cho sự co rút của trục nang tóc. Nó chứa chất chống oxy hóa làm cho mái tóc của bạn mềm mại và khỏe mạnh. Điều này cũng làm giảm những thiệt hại gây ra bởi việc sử dụng trên các hóa chất chăm sóc tóc dựa. Nó hoạt động như là một điều tự nhiên nuôi dưỡng và giữ ẩm da đầu của bạn. Nó không chỉ chữa lành da đầu khô và bong tróc mà còn làm cho tóc trông mềm mại và sáng bóng.Nó thâm nhập sâu vào các trục tóc và giữ ẩm và nuôi dưỡng nó để có